Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

NHÀ KHUNG THÉP LẠC TRUNG

NHÀ THÉP TIỀN CHẾ LẠC TRUNG

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

Loại công trình: Nhà ở dân dụng
Tình trạng dự án: Đã hoàn thành
Chủ đầu tư dự án: Anh Hùng
Địa chỉ: Lạc Trung , Hà Nội
Tổng diện tích dự án: 250 m2
Quy mô dân số: 
Các phân khu chức năng: 
Quy mô: 
Công trình được thiết kế , thi công như sau: - Hiện trạng là nhà cấp 4 mái ngói. - Do nền móng 2 nhà hàng xóm rất yếu nên công trình sử dụng móng nổi , chèn cột thép vào tường hiện trạng. - Sau khi lắp đặt xong khung thép tiền chế , đổ bê tông tôn Deck mới tháo dỡ tường ngăn tầng 1 xây chèn.
Công trình được thiết kế , thi công như sau:
- Hiện trạng là nhà cấp 4 mái ngói.
- Do nền móng 2 nhà hàng xóm rất yếu nên công trình sử dụng móng nổi , chèn cột thép vào tường hiện trạng.
- Sau khi lắp đặt xong khung thép tiền chế , đổ bê tông tôn Deck mới tháo dỡ tường ngăn tầng 1 xây chèn.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Nhà khung thép với nhà bê tông cốt thép 0933330998

So sánh nhà thép tiền chế với nhà bê tông cốt thép

16/09/2016 | 16:04
So sánh  Nhà thép tiền chế với nhà bê tông cốt thép
  • So với xây dựng truyền thống bằng Bê tông cốt thép ,  Nhà thép tiền chế khắc phục được rất nhiều nhược điểm . Song để lựa chọn giải pháp nhà thép tiền chế cho công trình của mình , mọi người nên tham khảo bài toán kinh tế như sau:
Bảng so sánh  Nhà thép tiền chế với nhà xây bê tông cốt thép

NHÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP
NHÀ THÉP TIỀN CHẾ
KẾT LUẬN
Giải pháp kiến trúc
Do được tạo hình bằng ghép copha đổ tại chỗ , nên việc rất linh hoạt trong tạo hình kiến trúc , trang trí.
Do được chế tạo tại nhà máy , lắp đặt bằng bulong nên sản phẩn phải được tiến hành thiết kế, chế tạo chi tiết. Đồng thời khó có thể tạo hình phức tạp dưới dạng hoa văn , phào chỉ.
 Nhà thép tiền chế phù hợp với lối kiến trúc hiện đại . Có thể tận dụng kết cấu thanh mảnh của thép làm điểm nhấn tạo hình kiến trúc.
Khả năng chịu lực
Dẽ dàng thiết kế tải trọng . Khả năng chịu lực tốt , song do thi công tại công trường nên khó kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Dẽ dàng thiết kế tải trọng với tiết diện nhỏ hơn nhiều BTCT do khả năng chịu lực Kéo , Nén , Uốn của thép cao hơn nhiều lần BTCT . Khả năng chịu lực tốt , dẽ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm do sản xuất tập trung tại nhà máy.
 Nhà thép tiền chế phù hợp với công trình đòi hỏi chụi lực cao vẫn tận dụng được nhiều không gian kiến trúc .
Công trình cần kiểm soát chất lượng khắt khe.
Tiết kiệm vật liệu xây dựng do hệ số an toàn cao.
Tuổi thọ dự án
Khoảng 40 - 100 năm phụ thuộc xuất đầu tư và chất lượng thi công.
Các công trình thép trên thế giới có tuổi thọ trên 100 năm .
Nhà thép tiền chế không hề thua kém nhà BTCT
Khả năng chịu lực, vượt nhịp
Phạm vi thông dụng 7m dài
Linh hoạt từ 9 tới 13 m
Nhà thép tiền chế vượt trội hơn hẳn nhà BTCT
Khả năng kết hợp vật liệu
Kết hợp nhiều vật liệu truyền thống.
Ngoài vật liệu truyền thống , nhà tiền chế còn có khả năng kết hợp nhiều loại vật liệu siêu nhẹ , vật liệu mới thân thiện môi trường.
Nhà thép tiền chế vượt trội hơn hẳn nhà BTCT
Tiến độ thi công
1 nhà 100 m2 x 3 tầng trung bình 6 tháng.
1 nhà 100 m2 x 3 tầng trung bình 3 tháng.
Nhà tiền chế nhanh gấp đôi nhà BTCT
Linh hoạt trong nâng cấp
Phải đục đẽo , khoan cấy , đổ bù mỗi khi gắn thêm liên kết hoặc lên tầng hoặc mở rộng không gian.
Phần nâng cấp được sản xuất tại nhà máy , tại công trình phần kết cấu cũ được khoan sẵn lỗ neo bulong . Nên rất linh hoạt , tiện , nhanh chóng.
Nhà thép tiền chế vượt trội hơn hẳn nhà BTCT
Chi phí đầu tư
Xét nhà 3 tầng x 70 m2 làm tiêu chuẩn.
  • Nhà dưới diện tích trên : Nhà tiền chế đắt hơn 10-20%.
- Nhà diện tích bằng hoặc lớn hơn trên : Nhà tiền chế rẻ hơn 10-50%.
 Nhà thép tiền chế vượt trội hơn hẳn nhà BTCT
Thế giới áp dụng
Có lịch sử phát triển lâu đời , mang tính truyền thống.
Được thế giới áp dụng trên 100 năm với nhiều công trình siêu cao tầng mà nhà BTCT không đáp ứng được.
VD: Empire State Building new York xây dựng năm 1931 với 102 tầng cao 381 m.
Sears Tower  Chicago xây dựng năm1974 với 110 tầng cao 442 m
Aon Centre Chicagoxây dựng năm 1973 với 83 tầng cao 346 m
Williams Tower  dựng năm 1973 với 108 tầng cao 442 m
Nhà thép tiền chế vượt trội hơn hẳn nhà BTCT
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại VCCJ:
- Giá rẻ nhất do VCCJ có hệ thống nhà máy  Nhà thép tiền chế , tổng kho vật liệu đồng bộ.
- Với những hợp đồng lớn, đại lý hợp tác lâu dài luôn có chế độ chiết khấu lẫn hoa hồng cao.
- Chất lượng sản phẩm tốt nhất, báo giá chính xác và nhanh chóng nhất.
- Sản xuất đúng những thoả thuận trong hợp đồng , chủng loại theo đơn đặt hàng.
- Các sản phẩm chính hãng được bảo hành theo chế độ của nhà sản xuất, hỗ trợ tư vấn khách hàng 24/24.
- Sản phẩm cam kết độ bền và được bảo hành 2 năm .
- Chế độ bảo hành nhanh chóng , trên tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Địa chỉ liên hệ  :
Công ty cổ phần tư vấn và phát triển xây dựng Việt Nam
Showroom: 7/183a đường Lĩnh Nam - Hoàng Mai - Hà Nội
Nhà máy kết cấu thép: Cụm công nghiệp Quốc Oai , Hà Nội.
Kho hàng: Tổng kho hàng , Khu đô thị Ciputra - Hà Nội
Điện thoại :  Văn phòng 04 66 75 75 23 
Kinh Doanh : Mr Cường 09 3333 2486
Website : Nhakhungthep.vn
Mail : Nhakhungthep.vn@gmail.com

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Các loại bu lông và ứng dụng trong nhà thép tiền chế

Các loại bu lông và ứng dụng trong nhà thép tiền chế
Liên kết bu lông là liên kết phổ biến nhất cho nhà thép tiền chế do khả năng chịu lực tốt, tính cơ động cao và dễ dàng trong công tác lắp dựng cũng như sửa chữa
Giới thiệu về bu lông
Bu lông là một cấu kiện được dùng để liên kết các chi tiết trong nhà thép tiền chế thành hệ thống, khối, khung giàn. Một bộ bu lông thường gồm thân bu lông, đai ốc (ê cu) và long đen.
Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc (ê cu) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.
Phần đầu bu lông có nhiều hình dạng khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau như: bu lông đầu lục giác, bu lông đầu vòng, bu lông đầu cánh chuồn… Nhưng thông dụng và phổ biến nhất cho nhà thép tiền chế là loại bu lông đầu lục giác.
Phân loại bu lông
Tùy vào mục đích sử dụng, yêu cầu liên kết, yêu cầu về cường độ và độ bền… bu lông có thể chia ra làm nhiều loại khác nhau.
a. Theo vật liệu chế tạo:
    •    Bu lông được chế tạo từ thép cacbon, thép hợp kim: Được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ngành thi công lắp dựng nhà thép tiền chế cũng sử dụng loại này. Loại này có ưu điểm rẻ, dễ gia công chế tạo nhưng nhược điểm là độ bền trong môi trường không cao, dễ han gỉ.
    •    Bu lông được chế tạo từ thép không gỉ ( INOX): Đây là loại bu lông có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường. Các loại Inox thường dùng là INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L
    •    Bulong được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu: Đồng, nhôm, kẽm: Loại bu lông này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…
b. Phân loại theo đặc tính chống ăn mòn:
Vì bu lông được dùng để liên kết các cấu kiện lại với nhau, nên đảm bảo độ bền của bu lông chống lại sự ăn mòn, han gỉ của thời tiết là rất quan trọng. Một chi phí không nhỏ trong ngành chế tạo bu lông là tìm ra các giải pháp để bảo vệ bu lông chống lại sự phá hủy của thời tiết và môi trường. Dựa vào đặc tính này bu lông có thể phân chia ra các loại:
    •    Bu lông thường: Được dùng cho bu lông móng trong lắp dựng nhà khung thép, do phần lớn thân bu lông nằm trong bê tông móng nhằm mục đích liên kết hệ kết cấu bên trên với hệ kết cấu móng bằng bê tông côt thép đổ tại chỗ.
    •    Bu lông đen: dùng chủ yếu trong liên kết các chi tiết máy, được bảo vệ chống han gỉ bởi lớp dầu mỡ
    •    Bu lông mạ kẽm điện phân, bu lông mạ kẽm nhúng nóng: Dùng nhiều cho bu lông liên kết nhà khung thép
    •    Bu lông INOX: Dùng chủ yếu cho các chi tiết yêu cầu tuyệt đối không han gỉ, đảm bảo độ thẩm mỹ cao trong quá trình sử dụng
c. Phân loại theo chức năng làm việc
Dựa trên mục đích sử dụng thì bu lông được chia thành 2 loại chính: Bu lông liên kết và bu lông neo.
    •    Bu lông liên kết  là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết cột, kèo, dầm, xà gồ với nhau. Thông thường bu lông liên kết xà gồ đường kính M12 và bu lông liên kết các cấu kiện đường kính M16 , 18,20,22.
    •    Bu lông neo: Được sử dụng để liên kết hệ kết cấu bên trên với hệ kết cấu móng bê tông cốt thép. Bu lông neo được đặt sẵn vào trong móng trước khi đổ bê tông. Bu lông neo thường dùng các loại đường kính M22, M24 trở lên.
Trong một số trường hợp bu lông cần liên kết với hệ cột, dầm, tường bê tông cốt thép và đặt chờ sai vị trí, hoặc cần phải bổ sung sau. Người ta có thể sử dụng bu lông nở ( thường là nở sắt) và bu lông liên kết bằng keo hóa chất. Một số loại hóa chất thông dụng hiện nay ở Việt Nam là Sika, Ramset…

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VIỆT NAM
Trụ sở : Số 2 ngõ 56 Vĩnh Hưng - Hoàng Mai.
Showrooom: 7/183A Lĩnh Nam - Hoàng Mai.
Điện thoại: 0466 75 75 23 / Fax: 043 646 2803

Mạ trong lĩnh vực kết cấu thép

Mạ trong lĩnh vực kết cấu thép
Trong lĩnh vực kết cấu thép, ta thường gặp các sản phẩm mạ kẽm để chống lại ăn mòn hóa học dưới tác dụng của môi trường, có 3 phương pháp mạ kẽm: phun sơn mạ kẽm, mạ điện phân và mạ kẽm nhúng nóng.
Mạ điện phân
Mạ điện phân là quá trình dùng phương pháp điện phân để phủ một lớp kim loại mỏng lên vật cần mạ, mục đích để chống sự ăn mòn, tăng độ cứng bề mặt…
Các phương pháp kiểm tra chất lượng lớp mạ
    •    Kiểm tra hình dáng bên ngoài
    •    Đo chiều dày lớp mạ
    •    Đo độ xốp lớp mạ
    •    Đo độ kín lớp nhôm oxit
    •    Đo độ bền ăn mòn của mạ kim loại
    •    Đo độ gắn bám của lớp mạ
    •    Đo độ cứng lớp mạ
Xử lí bề mặt trước khi mạ điện phân
Gia công cơ học
Gia công cơ học là quá trình giúp cho bề mặt vật mạ có độ đồng đều và độ nhẵn cao, giúp cho lớp mạ bám chắc và đẹp. Có thể thực hiện gia công cơ học bằng nhiều cách: mài, đánh bóng , quay xóc đối với các vật nhỏ, chải, phun tia cát, phun bi hoặc tia nước dưới áp suất cao. Quá trình gia công cơ học làm lớp kim loại bề mặt sản phẩm bị biến dạng, làm giảm độ gắn bám của lớp mạ sau này. Vì vậy trước khi mạ cần phải hoạt hóa bề mặt trong axit loãng rồi đem mạ ngay.
Tẩy dầu mỡ
Bề mặt kim loại sau nhiều công đoạn sản xuất cơ khí, thường dính dầu mỡ, dù rất mỏng cũng đủ để làm cho bề mặt trở nên kị nước, không tiếp xúc được với dung dịch tẩy, dung dịch mạ…
Tẩy gỉ
Bề mặt kim loại nền thường phủ một lớp oxit dày, gọi là gỉ. Tẩy gỉ hóa học cho kim loại đen thường dùng axit loãng H2SO4 hay HCl hoặc hỗn hợp của chúng. Khi tẩy thường diễn ra đồng thời 2 quá trình: hòa tan oxit và kim loại nền
Tẩy bóng điện hóa và hóa học
Tẩy bóng điện hóa cho độ bóng cao hơn gia công cơ học. Lớp mạ trên nó gắn bám tốt, tinh thể nhỏ, ít lỗ thủng và tạo ra tính chất quang học đặc biệt. Khi tẩy bóng điện hóa thường mắc vật tẩy với anot đặt trong một dung dịch đặc biệt. Do tốc độ hòa tan của phần lồi lớn hơn của phần lõm nên bề mặt được san bằng và trở nên nhẵn bóng. Cơ chế tẩy bóng hóa học cũng giống tẩy bóng điện hóa. Khi tẩy bóng hóa học cũng xuất hiện lớp màng mỏng cản trở hoặc kìm hãm tác dụng xâm thực của dung dịch với kim loại tại chỗ lõm.
Tẩy nhẹ
Tẩy nhẹ hay còn gọi là hoạt hóa bề mặt, nhằm lấy đi lớp oxit rất mỏng, không nhìn thấy được, được hình thành trong quá trình gia công ngay trước khi mạ. khi tẩy nhẹ xong, cấu trúc tinh thể của nền bị lộ ra, độ gắn bám sẽ tăng lên.
Mạ kẽm nhúng nóng kết cấu thép:
Mạ kẽm nhúng nóng (Hot dip galvanized steel - HDG) là quá trình thép được nhúng trong kẽm nóng chảy để tạo ra một lớp phủ chống rỉ sét. Thép mạ kẽm nhúng nóng có cấu hình tinh thể đặc trưng trên bề mặt của thép.
Thép mạ kẽm nhúng nóng có chiều dày lớp mạ lớn hơn nhiều so với phương pháp mạ điện phân và tất nhiên có độ bền cao hơn. Mạ kẽm nhúng nóng thường được sử dụng trong các ứng dụng thép ở ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của thời tiết.
Thép mạ kẽm nhúng nóng được sản xuất qua các công đoạn:
Xử lí bề mặt:
Trước tiên, thép được rửa sạch các chất dầu mỡ bám dính trên bề mặt và rửa sạch bằng nước. Sau đó, thép được đưa vào các bề acid (HCl) để loại bỏ bụi bẩn và sự oxy hóa trên bề mặt của kim loại.
Sản phẩm trước khi nhúng kẽm cần sấy khô để khi nhúng sản phẩm vào bể nhúng kẽm không bị bắn tung tóe và hơn nữa, bước sấy khô còn nhằm mục đích gia nhiệt sơ bộ cho chi tiết trước khi chuyển sang nhúng kẽm.
Nhúng kẽm
Nhúng trong một nồi đun kẽm nóng chảy ở  nhiệt độ khoảng 435 - 455° C. 
Kẽm nóng phản ứng với thép, tạo thành một bề mặt hợp kim với các lớp riêng biệt. Lớp bên trong là khoảng 75% kẽm và 25% thép; lớp ngoài là 100% kẽm.
Làm mát
Sản phẩm mạ kẽm được làm mát bằng không khí lạnh hoặc bằng nước. Sản phẩm được kiểm tra và chuẩn bị xuất xưởng bàn giao cho khách hàng.
Nguyên lý bảo vệ của phương pháp mạ kẽm nhúng nóng:
Khi tiếp xúc với không khí, kẽm phản ứng với oxy, nước và carbon dioxide để tạo thành một lớp kẽm cacbonat (ZnCO3) tương đối bền vững. Lớp kẽm cacbonat này sẽ bảo vệ thép bằng hai cách: thứ nhất, nó tạo ra một lớp bền mặt cơ học giữa thép và không khí, giảm thiểu tiếp xúc với oxy. Thứ hai, kẽm đóng vai trò như một cực anode. Kẽm oxy hóa nhanh hơn sắt, nên sẽ nhường các electron trong quá trình này. Thép nhận các điện tử này, chúng giảm khả năng phản ứng hóa học của sắt và làm chậm sự ăn mòn quá trình. 
Bề mặt kẽm sẽ làm chậm quá trình oxy hóa của sắt, có thể bảo vệ thép trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với các chất ăn mòn và hóa chất trong môi trường, lượng kẽm sẽ giảm dần và làm giảm hiệu quả bảo vệ lớp thép bên trong. Mưa axit và nước muối sẽ tăng cả tốc độ ăn mòn, làm cho bề mặt kẽm bị phá vỡ nhanh chóng.
Thép mạ kẽm nhúng nóng được sử dụng trong một loạt các ứng dụng. Nó được sử dụng cho kết cấu dầm thép, tôn lợp, đai ốc, bu lông, ống dẫn thép, thang máng cáp điện, lưới sắt, lan can và một số những ứng dụng khác. Thép mạ kẽm nhúng nóng có tuổi thọ tương đối dài, trên 50 năm trong điều kiện lắp đặt bình thường. Nếu ứng dụng thép được sử dụng ở những môi trường tiếp xúc với nước biển, các tác nhân mài mòn cơ học, axit, hoặc điều kiện khắc nghiệt khác, thì thép không gỉ sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn trong dài hạn.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VIỆT NAM
Trụ sở : Số 2 ngõ 56 Vĩnh Hưng - Hoàng Mai.
Showrooom: 7/183A Lĩnh Nam - Hoàng Mai.
Điện thoại: 0466 75 75 23 / Fax: 043 646 2803

Giải pháp cách âm , cách nhiệt

Giải pháp cách âm , cách nhiệt

24/05/2016 | 09:00
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VIỆT NAM
Trụ sở : Số 2 ngõ 56 Vĩnh Hưng - Hoàng Mai.
Showrooom: 7/183A Lĩnh Nam - Hoàng Mai.
Điện thoại: 0466 75 75 23 / Fax: 043 646 2803

GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY LÀ GÌ?

GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY LÀ GÌ? 
Các công trình xây dựng sử dụng sắt thép làm khung nhà thép thì việc bảo vệ sắt thép là rất quan trọng. Vì vậy giải pháp chống cháy tổng thể nhà khung thép là thép sử trong các công trình xây dựng hiện nay sẽ được bao bọc bởi vật liệu chống cháy để duy trì thời gian chịu đựng của thép, thường là 2-6 giờ, nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn. 
Khoảng thời gian này càng dài càng có lợi cho :
- công tác chữa cháy của lực lượng cứu hỏa và giảm thiểu được nhiều thiệt hại.
- ngăn cản hay làm chậm quá trính lan lửa từ nơi gây cháy sang các khu vực khác trong công trình, nhằm hạn chế sự hủy hoại công trình và kéo dài thời gian cho những người trong tòa nhà có thể di tản hoặc tìm được nơi cư trú an toàn. 
TẠI SAO CẦN GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY?
Công trình nhà khung thép vật liệu khung thép được sử dụng trong hầu hết các vị trí của công trình vì có ưu điểm như độ dẻo cao, dễ định hình, dễ thi công. 
Hiện nay, các chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng hay nhà phố đều sử dụng thép để tạo độ vững chắc cho công trình. 
Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của thép là khả năng chịu nhiệt. Nếu chẳng may công trình đưa vào sử dụng xảy ra hỏa hoạn và nhiệt độ trên 5500C thì kết cấu của thép sẽ mất ổn định, thép bị biến dạng và rất dễ dẫn đến sụp đổ công trình. 
Thực tế cho thấy, các vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua là do thép không được bảo vệ nên bị biến dạng rất nhanh khi nhiệt độ tăng cao.
Việc bao bọc trên trần, vách , kết cấu nhà và không gian xung quanh, các giải pháp chống cháy là rất cần thiết cho những tình huống không mong muốn trên.
Giải Pháp Chống Cháy mang đến không gian an toàn, bảo vệ cho con người cũng như tài sản, trước và trong khi đám cháy xảy ra.  
Giải pháp  đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, các chi tiết quan trọng trong công trình. 
NHỮNG LỢI ÍCH GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY MANG LẠI
Giải Pháp Chống Cháy giúp tăng cường khả năng chịu lửa, chịu nhiệt cho công trình, qua đó bảo vệ tốt con người cũng như tài sản, các hạng mục công trình cũng như mang đến sự bền vững cho công trình.
Ngoài ra, thực hiện giải pháp chống cháy cũng là thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Luật pháp quy định về phòng cháy chữa cháy.
NHỮNG LOẠI CÔNG TRÌNH CẦN GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY
Tất cả các loại nhà phố, nhà biệt thự, chung cư, nhà cao tầng. Đặc biệt là khu vực nấu nướng, khu vực sản xuất, khu vực lưu trữ tài liệu, nhà kho, vũ trường, quán bar, bảo tàng, triển lãm,…
Tiêu chí chống cháy:
Các tiêu chí về độ chịu lửa:
Tính ổn định: Là trạng thái tới hạn khi kết cấu bị phá huỷ và không còn khả năng chiụ tải.
Tính phá hủy: Là trạng thái tới hạn khi cấu kiện xuất hiện vết nứt hoặc lổ hổng khiến lửa và hơi nóng có thể tràn qua.
Tính cách nhiệt: Là trạng thái tới hạn khi bề mặt bên kia đạt nhiệt độ trung bình 140ºC hoặc ở một số điểm đạt 180ºC.
Vách thạch cao là vách nhẹ và không chịu tải, cho nên tiêu chí đánh giá độ chịu lửa chỉ dựa trên tính phá hủy và tính cách nhiệt.
Tiêu chí về thời gian chịu lửa:
Khả năng chịu lửa:
Khả năng chiụ lửa: (FRR: Fire Resistance Rating) Là thời gian tính bằng phút khi thực hiện thí nghiệm xác định tính chiụ lửa của cấu kiện theo 3 tiêu chí nêu trên.
Cấu kiện được xem là chống cháy khi cả 3 tiêu chí đánh giá đều bằng hoặc cao hơn thời gian chống cháy yêu cầu. Ví dụ như vách chống cháy có thời gian chịu lửa là 60 phút có nghĩa là cả 3 tiêu chí đánh giá đều không thấp hơn thời gian này. 
3 GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI.
1. Sơn chống cháy:
Kết cấu thép được bọc 1 lớp sơn trương nở (intumescent), sơn phồng lên khi gặp nhiệt độ cao tạo 1 lớp không khí ngăn giữa kết cấu thép và nhiệt độ cao bên ngoài. Ưu điểm của giải pháp này là kết cấu giữ được hình dáng gốc, khả năng bao bọc bảo vệ các chi tiết tốt, tuy nhiên giá thành rất cao. Theo tính toán sơ bộ, giá sơn chống cháy xấp xỉ bằng giá kết cấu thép mà nó bảo vệ. 
Cơ chế hoạt động của các loại sơn chống cháy khá đặc biệt, chẳng hạn, sơn chống cháy Kova kết hợp giữa cơ chế chống cháy nano từ vỏ trấu và cơ chế chống cháy phồng làm cho quá trình chống cháy dài hơn và ngăn cản khói gây ngạt cho người, động vật. Nếu có bao phủ sơn chống cháy cho vật liệu thì tại nhiệt độ 1.5000C, chất xúc tác sẽ phản ứng tạo axit phosphoric; còn tại nhiệt độ gần 3.0000C thì sẽ phát ra các loại khí không bắt lửa, tạo ra lớp bọt dạng tổ ong, có tác dụng thu nhiệt cao. Tại nhiệt độ gần 5.0000C, borat kẽm và hydroxit nhôm kết hợp với nhau tạo thành một chất giống như gốm, ở một nhiệt độ cao hơn nữa thì quá trình carbon hóa sẽ tạo thành một lớp cách ly với bề mặt làm giảm nhiệt độ. Với các tính chất trên, sơn chống cháy dạng này có khả năng chịu được nhiệt độ 800-1.3000C, kéo dài sức chịu đựng của vật liệu thép thêm 4-6 giờ.
2. Phun bọt chống cháy (Fire Stop Spray):
Giá thấp hơn sơn chống cháy và khả năng bảo vệ tốt, tuy nhiên bề mặt kết cấu xù xì mất thẩm mỹ. Việc thi công cũng gặp nhiều khó khăn do phải phun tại công trường , máy thi công cồng kềnh, không kết hợp với các công việc khác được do yêu cầu an toàn chất độc hại. Thông thường công nhân thi công phải mặc quần áo bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc.
3. Bọc bằng tấm chống cháy chuyên dụng : 
Đây là cách đạt hiệu quả cao nhất và đang được sử dụng ngày một nhiều ở VN.
Tấm chống cháy hiện tại gồm 2 loại : Tấm Cemboard và Tấm thạch cao chống cháy . Được lắp đặt bằng cách bọc xung quanh kết cấu thép cần bảo vệ bằng một hệ khung thép và vật liệu phụ chống cháy đồng bộ. Sau đó bơm vật liệu cách nhiệt vào khoảng trống giữa tấm và khung thép.
Giải pháp chống cháy tổng thể cho sàn nhà khung thép
Giải pháp chống cháy tổng thể cho cột , dầm nhà khung thép

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VIỆT NAM
Trụ sở : Số 2 ngõ 56 Vĩnh Hưng - Hoàng Mai.
Showrooom: 7/183A Lĩnh Nam - Hoàng Mai.
Điện thoại: 0466 75 75 23 / Fax: 043 646 2803

Nhà khung thép và sàn deck

Phạm vi bài viết này , nhakhungthep.vn xin giới thiệu về vật liệu tấm sàn deck được Nhakhungthep.vn ứng dụng thành công vào công trình nhà khung thép dân dụng và công nghiệp.
Đặc điểm chung của sàn deck với xây dựng :
  • Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật , Hàn Quốc… khi xây dựng nhà cao tầng, đặc biệt đối với nhà cao tầng với hệ khung bằng thép, người ta thường sử dụng hệ sàn liên hợp thép – bê tông có sử dụng tấm tôn hình dập nguội (sàn deck). Việc sử dụng hệ sàn này giúp đẩy nhanh hơn thời gian thi công vì đã bớt đi  được một số công đoạn trong quá trình thi công so với giải pháp sử dụng dầm sàn truyền thống như tháo lắp cốp pha cột chống, lắp đặt cốt thép cho sàn… Trong nhiều trường hợp do hình dạng hợp lý của tiết diện nên giảm được khối lượng vật liệu, giảm đáng kể trọng lượng bản thân của sàn và các kết cấu phần trên, dẫn tới giảm tải cho móng.
Cấu tạo sàn Deck :
  • Sàn thép liên hợp ( sàn deck ) là sự kết hợp giữa một tấm tôn hình dập nguội và một bản sàn bằng bê tông cốt thép. Tấm tôn hình dập nguội ngoài chức năng làm cốt thép chịu lực của sàn nó còn có vai trò thay thế cốp pha trong quá trình thi công.
  • Loại sàn deck này người ta sử dụng nhiều kiểu tiết diện của tôn hình dập nguội. Các dạng tôn hình có bề mặt nhám làm tăng khả năng liên kết với phần bê tông. Liên kết này là một tính năng quan trọng của sàn liên hợp. Chiều dày của tấm tôn hình dập nguội từ 0,75 đến 1,5mm, thường dùng từ 0,75 đến 1mm. Chiều cao thông thường của sườn từ 40 đến 80mm. Để chống ăn mòn, các tấm tôn được mạ kẽm trên hai mặt, việc dập nguội là một quá trình tạo hình liên tục tạo ra sự biến cứng nguội của thép, và do vậy cường độ trung bình của vật liệu được tăng lên. Giới hạn đàn hồi của vật liệu tấm tôn có thể đạt tới 300N/mm2.
  • So với hệ sàn bê tông cốt thép thông thường, sàn deck có nhiều ưu điểm trong cả quá trình thi công và chịu lực.
  • Trong hệ sàn này, tấm tôn hình dập nguội có tác dụng như một ván khuôn cố định của sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ; không cần thiết phải lắp dựng và tháo ván khuôn, nên đã tiết kiệm được nhiều thời gian và nhân lực thi công.
  • Tấm tôn hình dập nguội, sau khi lắp dựng sẽ tạo ra ngay một sàn công tác với các dầm thép đỡ tải trọng trong quá trình thi công, có thể không cần dùng cột chống. Vì không cần thời gian gián đoạn đợi bê tông đủ cường độ và tháo ván khuôn, cột chống nên trong cùng một thời điểm có thể thi công ở nhiều tầng sàn khác nhau.
  • Tấm tôn dập nguội có vai trò chịu lực như cốt thép chịu kéo, vì vậy giảm thời gian thao tác lắp đặt cốt thép cho sàn.
  • Hình dáng sóng của tấm tôn hình cho phép tạo ra các ô dẫn trong sàn, các đường ống có thể kết hợp và phân bố trong chiều sâu của ô này. Điều này đã làm tăng chiều cao hiệu dụng cho mỗi tầng và giảm chiều cao của toàn nhà.
  • Các tấm thép tôn hình nguội mỏng và nhẹ, thuận tiện trong việc lắp đặt và chuyên chở.
  • Sàn deck có khả năng tiết kiệm vật liệu, giảm đáng kể trọng lượng bản thân của sàn, kết cấu phần trên và dẫn tới giảm tải cho móng.
  • Việc thi công toàn khối sàn deck , dầm thép , bê tông khiến cho độ cứng tổng thể công trình tăng lên đáng kể .
  • Trong nhiều trường hợp do hình dạng hợp lý của tiết diện nên giảm được khối lượng vật liệu, giảm tải trọng cho phần móng dẫn đến giảm chi phí chung cho chủ đầu tư.
  • Thi công nhanh
  • Tiết kiệm chi phí và giá thành thi công.
  • Bề mặt trần có tính thẩm mỹ cao nên không cần trát hay làm trần giả
  • Sàn nhà kết cấu thép công nghiệp.
  • Sàn nhà cho công trình kết cấu thép nhiều tầng, văn phòng, nhà ở
  • Cải tạo nhà bằng kết cấu thép, nâng tầng nhà phố.
  • CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VIỆT NAM
    Trụ sở : Số 2 ngõ 56 Vĩnh Hưng - Hoàng Mai.
    Showrooom: 7/183A Lĩnh Nam - Hoàng Mai.
    Điện thoại: 0466 75 75 23 / Fax: 043 646 2803